CHỈ SỐ PCI
CHỈ SỐ PCI
Thu, Day 17/01/2013 08:06 AM
VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI DOANH NGHIỆP TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
Tại Việt Nam, khái niệm kiểm toán nội bộ vẫn còn xa lạ với nhiều nhà quản lý và các doanh nghiệp. Trong khi đó, phạm vi hoạt động của nó bao gồm hầu hết các lĩnh vưc hoạt động trong doanh nghiệp đòi hỏi kiểm toán viên cần có kiến thức tổng hợp và hiểu biết về hoạt động kinh doanh. Khi vai trò của kiểm toán nội bộ chưa được nhận thức một cách đầy đủ thì thách thức trong việc tìm nhân lực đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ càng đặt ra rào cản cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển bộ phận kiểm toán nội bộ.

Vai trò của kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu quản trị doanh nghiệp của hầu hết các công ty lớn trên thế giới bởi nó có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý.

Kiểm toán nội bộ không chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý mà còn đánh giá các rủi ro cả trong và ngoài doanh nghiệp, là “người đồng hành” cùng bộ phận quản lý của doanh nghiệp để đánh giá chính xác thực trạng môi trường kiểm soát, tìm ra các rủi ro tiềm ẩn, các lỗ hổng kiểm soát... có thể ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, từ đó cảnh báo và đề ra các hành động khắc phục kịp thời nhằm cải thiện hiệu quả quá trình quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát và quản trị doanh nghiệp.

Trong số không nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang thực hiện đổi mới cơ cấu quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế, Tập đoàn Bảo Việt được nhắc đến như một cá nhân tiên phong và ví dụ điển hình. Cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Bảo Việt đã từng xây dựng, kiện toàn chuẩn mực hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp, niềm tin của cổ đông, đối tác và khách hàng.

Vận dụng linh hoạt các thông lệ quốc tế trong môi trường hoạt động của Việt Nam.

Tại Việt Nam, khung pháp lý cao nhất cho hoạt động kiểm toán nội bộ là Luật doanh nghiệp (cũ và mới) với quy định về Ban Kiểm Soát do cổ đông bầu ra. Tuy nhiên, vai trò, chức năng trách nhiệm của Ban Kiểm Soát còn mơ hồ, làm công việc của Thanh tra mang tính chất đột xuất, theo yêu cầu hơn là thường xuyên.

Bên cạnh đó, Quyết định 832/TC/QQĐ/CĐKT năm 1997 quy định phòng kiểm toán nội bộ vẫn báo cáo lên Tổng Giám Đốc như một bộ phận thuộc sự điều hành của Tổng Giám Đốc. Điều này làm giảm tính độc lập của phòng vì toàn bộ hệ thống quản lý doanh nghiệp (do ban GĐ quy định) đều là đối tượng đánh giá của kiểm toán nội bộ. Trong khi đó, theo thông lệ phổ biến trên thế giới, phòng kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên cho Ban Kiểm Soát hoặc Hội Đồng Quản Trị, tức là cấp cao hơn Ban Giám Đốc.

Những hạn chế trên trong quy định của Việt Nam đặt ra thách thức cho doanh nghiệp khi muốn xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ chuyên nghiệp, đảm bảo tính khách quan và phát huy được vai trò của kiểm toán một cách hiệu quả.

Sự hỗ trợ kỹ thuật từ HSBC đã giúp Tập đoàn Bảo Việt tiếp cận các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán nội bộ hiện đại theo những chuẩn mực, thông lệ tốt nhất mà các Hiệp hội kiểm toán nhà nghề tại các nước phát triển trên thế giới đang áp dụng. Bên cạnh đó, Bảo Việt cũng vận dụng linh hoạt để xây dựng mô hình, chính sách kiểm toán nội bộ phù hợp với môi trường kinh doanh Việt Nam và hoạt động của Tập Đoàn Bảo Việt. Các báo cáo đánh giá của kiểm toán được báo cáo lên Ủy ban kiểm toán và Ủy ban này sẽ báo cáo lên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tập đoàn. Có thể nói, kiểm toán nội bộ đóng vai trò là cánh tay nối dài của Hội đồng quản trị trong quản trị rủi ro của Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp nào nhận thức được và biết phát huy vai trò của Kiểm toán nội bộ thì DN đó sẽ phát triển bền vững – đó là điều khẳng định

Các tin đã đưa ngày:
Hỗ trợ trực tuyến
Call me!
Vănphong