CHỈ SỐ PCI
CHỈ SỐ PCI Mon, Day 05/08/2013 09:00 AM
Tháo gỡ khó khăn cho DN - Nhìn từ kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2013(Phần 1)
(DĐDN) - Báo Diễn đàn Doanh nghiệp - cơ quan của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Tháo gỡ khó khăn cho DN - Nhìn từ kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2013".
![]() 6 tháng đầu năm 2013 đã qua đi, nhờ việc triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhất là các giải pháp trong Nghị quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ cũng như Nghị quyết các phiên họp của Chính phủ, nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực bước đầu: tăng trưởng GDP Quý II cao hơn Quý I; Sản xuất công nghiệp đã bắt đầu có chuyển biến, tồn kho giảm dần; Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm lại và còn nhiều khó khăn; Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã được cải thiện và số doanh nghiệp giải thể có tốc độ tăng giảm dần so với cùng kỳ các tháng trước đó.... Ông tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các đề án: Chính sách khuyến khích xã hội hoá, Pháp lệnh phí, lệ phí và các dự án luật thuế XNK, GTGT, TTĐB, TNDN, TNCN. Là báo cáo viên pháp luật tài chính, ông Phụng thường xuyên có bài viết phân tích, bình luận chính sách trên các báo, tạp chí phát hành trong và ngoài nước, tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo doanh nhân và cán bộ quản lý. TS Lê Đăng Doanh - Chuyên gia kinh tế, Nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng là là tác giả của nhiều bài báo, ấn phẩm nghiên cứu trong các trường học và đóng góp nhiều bài viết nghiên cứu vê kinh tế Việt Nam. Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nhận được bằng tốt nghiệp loại ưu tại trường Đại học Leuna-Merseburg Đức. Sau đó ông theo học sau đại học tại Viện Hàn lâm kinh tế quốc dân Matxcơva và trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Ông Trần Anh Tài - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư P.H
Ông Nguyễn Đình Trung hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn của vùng đất võ Bình Định, năm 1990, ông Trung vào Sài Gòn học và khởi đầu cho cuộc mưu sinh bằng nhiều công việc. Sau nhiều năm hợp tác cùng một số người bạn trong lĩnh vực môi giới bất động sản, nhận thấy được nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, năm 2002, ông Trung chính thức thành lập Công ty Hưng Thịnh chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; kinh doanh bất động sản; nhà ở; kinh doanh dịch vụ khu du lịch: Nhà hàng; Khách sạn; Resort cao cấp.... Đến nay Hung Thinh Corp đã là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn trải khắp cả nước, hình thành được 8 công ty thành viên, hoạt động thành một hệ thống khép kín trong chuỗi cung ứng bất động sản, từ đầu tư, thiết kế, xây dựng đến phân phối – tiếp thị dự án ra thị trường. Trong suốt 10 năm hình thành và phát triển, những sản phẩm mang thương hiệu bất động sản Hưng Thịnh luôn được đánh giá cao về chất lượng, đáp ứng đúng nhu cầu nhiều đối tượng và mang giá trị gia tăng cho người sở hữu, để cái tên Hưng Thịnh đến nay luôn đồng hành thân thiết trong tâm trí khách hàng và đối tác. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế còn nhiều khó khăn, ông Nguyễn Đình Trung vẫn tự tin và lạc quan - Ông Hoàng Văn Quyết - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và Xây dựng Việt Nam
Ông Hoàng Văn Quyết tốt nghiệp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Ông Quyết hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính và Xây dựng Việt Nam – VFCC. VFCC là công ty hoạt động trên các lĩnh vực Mua bán chuyển nhượng doanh nghiệp (M&A); Đầu tư tài chính; Đầu tư hệ thống nhà hàng; Xây dựng cơ bản; Đầu tư giải trí, truyền thông, du lịch-lữ hành quốc tế. Công ty hiện có 2 thành viên: Công ty TNHH MTV Giải trí và Du lịch Việt Nam và Công ty TNHH MTV Nhà hàng Fasipan. Đúng 14h, các chuyên gia kinh tế và đại biểu doanh nghiệp đã tới tham gia buổi Tọa đàm “Tháo gỡ khó khăn cho DN - Nhìn từ kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm 2013”. ![]() Toàn cảnh buổi tọa đàm Với vai trò chủ tọa buổi tọa đàm, ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đặt câu hỏi cho các diễn giả. Ông Tuấn đặt vấn đề: Tiếp theo Nghị quyết 01/NQ và Nghị quyết 02 của Chính phủ, các bộ ngành đã có những đề án hỗ trợ DN phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện các giải pháp này chưa thật sự như kỳ vọng. Còn nhìn nhận của các vị ? ![]()
Tôi đánh giá cao những hỗ trợ cho DN, trên thực tế chúng đã tạo một số hiệu ứng tích cực, nhiều DN đã quay trở lại hoạt động. 20% DN đã cảm nhận được những hỗ trợ tích cực từ những chính sách này, 25% DN cảm nhận được những cơ hội thị trường mới. Tuy nhiên trên thực tế, những hiệu ứng tích cực vẫn còn khiêm tốn do những hạn chế ngay từ mức độ, quy trình, đối tượng hỗ trợ, cũng như do nguyên nhân từ bản thân hạn chế của DN trong định hướng tái cấu trúc; cũng như trong bối cảnh thế giới còn nhiều khó khăn. Hy vọng rằng, cùng với sự chuyển sáng của nền kinh tế thế giới cũng như nỗ lực mới từ DN, và sự triển khai trên thực tế những hỗ trợ về lãi suất, tín dụng… các DN sẽ có những chuyển hướng tích cực hơn từ cuối năm nay và đặc biệt rõ nét hơn sẽ vào giữa năm 2014. Ông Nguyễn Văn Phụng - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính: Phải nói rằng sản xuất kinh doanh là gốc của mọi vấn đề trong giải quyết tăng trưởng,việc làm và an sinh xã hội. Đây là công việc mà các bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm trong 6 tháng vừa qua khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 01, 02 của Chính phủ.
Các giải pháp thuế để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu đã đáp ứng được yêu cầu của gần 90% DN trong toàn bộ nền kinh tế khi các giải pháp về giãn thuế, giảm tiền thuê đất, hoàn thuế bảo vệ môi trường, giảm lệ phí trước bạ theo Thông tư số 16 của Bộ Tài chính được thực hiện kịp thời và thống nhất trong cả nước… Tuy nhiên, các giải pháp về thuế không thể thỏa mãn được nhu cầu của tất cả các DN vì có những DN lớn, DN vừa không được hưởng, hoặc được hưởng gói ưu đãi này thấp hơn mức mà họ mong muốn. Trong điều kiện toàn bộ nền kinh tế gặp khó khăn, tất cả các DN đều khó khăn nhưng trong điều kiện nguồn lực có hạn, Chính phủ đã chọn ra những DN khó khăn nhất đó là những DN có quy mô dưới 20 tỷ đồng nhưng là số đông, có đóng góp nhiều đối với vấn đề việc làm, thu nhập của người lao động thì sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Còn những DN có quy mô trên 20 tỷ đồng thì được hưởng theo tiêu chí sử dụng nhiều lao động trong những lĩnh vực dệt may, da giày, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội. Nghị quyết 01 và 02 đã đáp ứng được yêu cầu của đại bộ phận DN nhưng chưa thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của tất cả các DN, đó cũng là điều dễ hiểu và chúng ta cần sự chia sẻ giữa nhà nước và DN trên nhiều giác độ. Ông Hoàng Văn Quyết - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và Xây dựng Việt Nam : Tác động triển khai các giải pháp của Chính phủ đang chậm. Đó là do các giải pháp còn mang nặng tính hành chính. Ngay như việc ra đời của VAMC, chủ trương được đưa ra từ rất lâu, nhưng việc triển khai còn nhiều hạn chế, và nhiều ý kiến tỏ ra lo lắng VAMC sẽ “thất nghiệp”. ![]() Ông Nguyễn Trí Tịnh - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư P.H
Ông Nguyễn Trí Tịnh - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư P.H: Khả năng tiếp cận các nguồn lực, gói hỗ trợ, đặc biệt là tài chính đã được thuận lợi, dễ dàng hơn khi NQ 01 – 02 của Chính phủ đi vào thực tế. DN đã có khả năng tiếp cận tín dụng với lãi suất cho vay thấp hơn, từ 10 - 11%. Đây chính là điều kịên thuận lợi để các DN phát triển. Ông Nguyễn Đình Trung - Tổng giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh : Các chính sách này đến được với DN vẫn còn chậm. Ví dụ như gói hỗ trợ 30.000 tỷ, đến thời điểm hiện nay mới chỉ có 2 DN và 56 cá nhân được vay là quá chậm. Bộ Xây dựng và các cơ quan hữu quan, NH cần nghiên cứu thêm để chính sách thực sự phát huy hiệu quả. Riêng với DN BĐS, nên chăng cần có quy chuẩn để các DN xác định mình có thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ trong giai đoạn nay hay không.
![]() Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong – Phó Vụ trưởng, Phó Ban tuyên truyền lý luận báo Nhân Dân
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Để tạo cầu cho nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% cho năm 2013, nhiều chuyên gia cho rằng trong 6 tháng cuối năm, chính sách điều hành cần ưu tiên hơn nữa cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Có nghĩa là chúng ta phải “sưởi ấm” nền kinh tế bằng cách tăng thêm tổng cầu để kích thích tăng trưởng. Nhưng tăng đầu tư công cũng đang là bài toán rất khó ?
Ông Nguyễn Văn Phụng: Tôi cho rằng việc "sưởi ấm" nền kinh tế bằng cách tăng thêm tổng cầu là một trong những biện pháp kích thích tăng trưởng. Trong số đó, tăng đầu tư công là một trong những biện pháp quan trọng. Nhưng trong bối cảnh hiện nay thì việc tìm ra được nguồn lực tài chính để bảo đảm cho việc giải ngân đầu tư công là một bài toán khó. Ông Phạm Ngọc Tuấn: Tiến độ cải cách và cơ cấu lại DN nhà nước được cho là hết sức chậm chạp sau hai năm kể từ ngày Chính phủ phê duyệt chủ trương và lộ trình cải cách đã tác động không nhỏ đến chương trình cải cách cơ cấu kinh tế. Vì sao ?
Ông Nguyễn Văn Phụng: Tiến trình cải cách và cơ cấu lại DN nhà nước hết sức chậm chạp nhưng chúng ta cần phải nhìn và hiểu rõ những khó khăn của khu vực này khi DNNN phải đảm nhiệm những lĩnh vực, những hoạt động kinh doanh mà các DN dân doanh không thể làm. Chúng ta cũng tính đến việc đầu tư ngoài ngành của khối DN nhà nước cần phải thoái vốn nhưng không phải vì thế mà thực hiện thoái vốn bằng mọi giá. Chúng ta cần phải đảm bảo rằng nguồn lực của nhà nước, nguồn lực của xã hội không thể bị thất thoát thông qua việc tái cơ cấu cho nên vừa phải có những giải pháp đột phá nhưng cũng phải có các làm phù hợp, thận trọng và phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế nước ta. Ông Phạm Ngọc Tuấn: Không thể phủ nhận tác dụng tích cực của các biện pháp chính sách thông qua công cụ thuế (miễn, giảm, giãn thời gian nộp thuế). Tuy nhiên, rõ ràng các biện pháp này cũng chưa thể nói là đã đủ để giúp các DN vực dậy sau những khó khăn vừa qua. Theo các ông, cần có thêm những giải pháp nào khác? Ông Nguyễn Văn Phụng - Phó Vụ trưởng vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính (giữa) Ông Nguyễn Văn Phụng: Như tôi đã trao đổi ở trên, trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, thu ngân sách nhà nước sẽ có sự sụt giảm nhưng các nhu cầu chi tiêu của quốc gia không thể cắt giảm, do đó các giải pháp về giãn thuế, giảm thuế, giảm tiền thuê đất, giãn nộp tiền sử dụng đất, giảm các mức phí và lệ phí theo tinh thần Nghị quyết 02 của Chính phủ và Thông tư số 16 đã thể hiện sự cố gắng và chia sẻ rất lớn của Quốc hội, Chính phủ đối với cộng đồng DN. Tôi cho rằng, để có thể giúp DN tiếp tục vượt qua khó khăn thì chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết, thực hiện minh bạch các quy định về chính sách và quy trình thủ tục để DN có thời gian bớt được các chi phí xã hội không cần thiết, trên cơ sở đó cộng đồng DN có được động lực, có niềm tin để tập trung đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và có thể đóng góp vào ngân sách nhà nước trong điều kiện đang có các chính sách giãn, hoãn thuế và các khoản phải nộp khác. Ông Phạm Ngọc Tuấn: Theo các chuyên gia, việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng. Vậy theo ông, chương trình tái cơ cấu nền kinh tế cần được đẩy mạnh như thế nào? Ông Lê Đăng Doanh: Hội nghị 3 của Ban chấp hành TƯ ngày 15/10/2011 đã quyết định chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh năng suất lao động thay vì tăng trưởng dựa vào vốn. Hội nghị đã chỉ ra 3 lĩnh vực ưu tiên cần tái cấu trúc, đó là tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, các TCty nhà nước, tái cấu trúc hệ thống NHTM, tái cấu trúc đầu tư công. Đến nay, Chính phủ đã ban hành đề án tài cấu trúc nền kinh tế, đề án tái cấu trúc ngân hàng đang được thực hiện gắn liền với giải quyết nợ xấu. Ngoài ra, lĩnh vực nông nghiệp cũng cần tái cấu trúc cơ bản. Nông nghiệp sau nhiều năm là "trụ cột" bảo đảm an toàn lương thực, đóng góp tốt cho xuất khẩu, thì hiện nay tốc độ tăng trưởng nông nghiệp đã giảm sút, đời sống người nông dân gặp khó khăn, đầu ra của nông nghiệp gặp. Để thực hiện các nhiệm vụ đó cần phải chọn ra các nhiệm vụ trọng điểm. Còn nhớ, khi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ đạo thực hiện đường dây 500 Kv, ông đã đến tận công trường, yêu cầu thực hiện quyết liệt. Tôi nghĩ, vấn đề tái cấu trúc hiện nay còn phức tạp việc thực hiện đường dây 500 Kv thời đó. Sau tái cơ cấu, sẽ có DN phát triển lên nhưng cũng có các DN phải từ bỏ một số ngành nghề, vì vậy tư duy của các bộ, các DN cũng phải có sự thay đổi. Trong tình hình đó, cần phải tập trung vào các nhiệm vụ trọng điểm, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên báo cáo với Chính phủ, với nhân dân tiến độ thực hiện… Nếu làm được như vậy, tôi nghĩ rằng niềm tin sẽ được khôi phục và VN sẽ thực hiện được chuyển đổi mô hình tăng trưởng có hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đảm bảo mọi người đều được tham gia vào tăng trưởng kinh tế, từ người nông dân đến người lao động đều được hưởng lợi.
![]() Ông Nguyễn Trí Tịnh - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư P.H Ông Nguyễn Trí Tịnh: Quá trình tái cấu trúc là cần thiết để phát triển nhằm hướng tới phát triển bền vững. Ở khía cạnh DN, việc tìm ra một giải pháp tốt nhất về quản lý thị trường tài chính nhằm đem lại hiệu quả, phát triển sản xuất kinh doanh thì đấy là giải pháp tái cấu trúc DN. Trong giai đọan này, là DN chúng tôi phải định hướng thị trường sao cho chi phí thấp nhất. Theo tôi, việc hỗ trợ thị trường BĐS trong đó có gói 30.000 tỷ là một gói chính sách rất đúng là trúng. Ông Phạm Ngọc Tuấn: Các ông nhìn nhận thế nào về cơ hội và định hướng cho DN từ nhiệm vụ tái cơ cấu mà Chính phủ đã đặt ra? Ông Hoàng Văn Quyết: Tái cấu trúc không phải là bỏ đi hay “giết chết” một tập đoàn, một công ty hay một mô hình kinh tế. Nhưng tư duy của chúng ta đang có những sai lầm nằm ở vấn đề điều hành và giám sát. Theo tôi, việc tái cấu trúc DN đặc biệt là DN nhà nước là hết sức cần thiết; trong đó cần tập trung tái cấu trúc cả nền nông nghiệp. Chúng ta có nguồn lực rất lớn từ một nền kinh tế nông nghiệp nhưng lại chưa phát huy được những lợi thế đó. Trong khi đó lại phát triển DN lại tập trung vào các lĩnh vực bất động sản và tài chính. Tôi cho rằng, thực trạng của nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thể trở thành một cường quốc về tài chính. Chính phủ cần đưa ra những chính sách quan tâm nhiều hơn tới tái cấu trúc nền nông nghiệp, tập trung nguồn lực, ứng dụng công nghệ cao thì sẽ có sự phát triển bền vững. Ông Phạm Ngọc Tuấn:
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia mới đây cho rằng, để phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%, cần đẩy mạnh hơn nữa chi tiêu đầu tư công thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ cho các dự án lớn đang thiếu vốn; sớm giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản 94.000 tỉ đồng cho các DN, đẩy nhanh tốc độ chi đầu tư ngân sách nhà nước vào những công trình trọng điểm quy mô lớn, những dự án có kế hoạch sớm hoàn thành trong năm 2013 và có thể hoàn thành trong năm 2014. Quan điểm của ông về ý kiến này ? Ông Nguyễn Minh Phong: Trong bối cảnh trước mắt thì tăng đầu tư công là cần thiết để tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp bền vững, vì thế, chỉ nên thúc đẩy dự án đầu tư công đang nằm trong kế hoạch chứ không phải tăng theo kiểu bất chấp hậu quả, bị chi phối bởi lợi ích nhóm và tư duy nhiệm kỳ, đặc biệt tăng đầu tư công theo kiểu... "in tiền" để đầu tư. Việc nâng cao hiệu quả đầu tư công và tạo cơ hội cho đầu tư tư nhân mới thực sự là lối thoát lâu dài. Ông Lê Đăng Doanh: Hiện sức mua của người dân đang ở mức thấp nhất trong 13 năm. Tiền lương của người lao động được tính theo giá thóc, giá gạo cũng không tăng lên nhiều lắm. Vấn đề hiện nay là phải tăng sức mua của người dân, tăng tính hấp thụ của nền kinh tế. Hơn nữa, không chỉ sắt, thép, xi măng được đưa vào diện tồn kho mà ngay cả bia cũng... tồn kho. Theo tôi được biết, ở các thành phố xuất hiện rất nhiều nhà hàng treo biển “uống bia thả cửa” để nhằm kết hợp bán bia với bán thức ăn. Vì thế, tôi cho rằng phải rất thận trọng với việc tăng cung. Cần tăng đầu tư công một cách có chọn lọc, có trọng điểm với việc giám sát một cách chặt chẽ, nâng cao hiệu quả, tránh đầu tư công theo kiểu một nhà vệ sinh bé tí tẹo mà có giá những 600 triệu đồng. Điều kiện tiên quyết để có thể giải quyết được tình hình hiện nay là phải cân đối cung cầu. Theo tôi, cần đẩy mạnh tăng cầu xã hội, tăng sức mua của người dân, đầu tư công có trọng điểm với sự giám sát mạnh mẽ. Hiện nay, chúng ta đang cố gắng tăng tín dụng. Theo tôi việc tăng trưởng tín dụng về số lượng không quan trọng bằng tăng chất lượng tín dụng và hiệu quả tín dụng. Vấn đề là phải cân đối cung cầu, tăng cầu cho nền kinh tế chứ không phải là tăng cung bằng bất cứ giá nào.
![]() TS Lê Đăng Doanh - Chuyên gia kinh tế, Nguyên Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương đang phát biểu tại buổi tọa đàm
Ông Phạm Ngọc Tuấn: Đại diện cho tiếng nói của DN, ông Hoàng Văn Quyết có thể chia sẻ về chính sách thuế đối với doanh nghiệp? Ông Hoàng Văn Quyết: Theo tôi, các giải pháp về thuế đưa ra vừa qua là một sự cố gắng của Chính phủ, tuy nhiên, nhiều DN còn đặt câu hỏi: giảm thuế DN là tốt nhưng với những DN đã không có lợi nhuận thì việc giảm có tác dụng gì. Tôi muốn nêu một vấn đề: Tại sao có nhiều doanh nghiệp ma mua bán hóa đơn đến thế? Đó là từ thực tế và là phản ứng từ phía doanh nghiệp khi mà thuế thu nhập DN vẫn giữ mức cao. Theo tôi nên giảm thuế thu nhập DN xuống nữa, rơi vào khoảng 15% thì hợp lý. Hiện tại, tự chúng ta đang tạo ra cơ chế hành chính cồng kềnh gây áp lực cho DN. Để đảm bảo cho sự cạnh tranh, thu đủ và thu đúng thuế thì việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là một yêu cầu cấp bách. Ông Nguyễn Đình Trung : Tôi kiến nghị Nhà nước nên kiểm soát việc thu thuế, tăng lượng thu, giảm mức thu nhằm đảm bảo công bằng cho DN nói chung, vừa tạo điều kiện cho DN làm ăn vừa tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Theo tôi biết, có nhiều DN kinh doanh khách sạn du lịch lượng thu nhiều nhưng hóa đơn không có. Vấn đề ở đây vẫn là làm sao để đảm bảo công bằng. Tôi cũng kiến nghị trong khó khăn như hiện nay, nên có mức thu hợp lý, giảm tỷ lệ thu thuế cho DN. Về thuế BĐS, tôi thấy một số cơ quan thuế ở một số địa phương thu thuế không nhất quán, khi thì thu 2%, khi thì thu 25% trên chứng từ gốc, nhưng hình như cơ bản, cơ quan thu thuế luôn chọn cách an toàn nhất là thu thuế ở mức cao nhất. Trong tình hình bất động sản suy thoái và giá xuống như hiện nay, việc áp mức thu thuế đó vô hình chung tạo cho người tiêu dùng tâm lý ức chế và không muốn tham gia đầu tư vì đầu tư kiểu gì cũng lỗ, không lỗ vì giá xuống thì cũng lỗ vì thuế. Ông Lê Đăng Doanh: Lộ trình hội nhập quốc tế của chúng ta đang đến gần. Năm 2015, chúng ta thực hiện đầy đủ cam kết về Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc. Năm 2015, chúng ta cũng đang hướng tới một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các DN VN sẽ phải cạnh tranh trên một mặt bằng giá cả chung trên thị trường trong nước và ngoài nước. Trong tình hình đó, nếu mức thuế ở nước ta cao hơn các nước trong khu vực, chi tiêu ngân sách của VN cao hơn mức chi tiêu của các nước khác thì hội nhập và khả năng cạnh tranh của DN VN sẽ gặp khó khăn. Theo tôi, cần phân tích tác động hội nhập để từ đó có mức chi ngân sách như các nước khác, mức thuế tương đương với khu vực thì DN mới có thể cạnh tranh được. Phần thu ngoài thuế các DN đang phản ánh là một số thu rất lớn đối với DN. Như một DN đã thống kê, họ có đến 100 địa chỉ gọi điện, viết thư đến đề nghị, yêu cầu họ phải đóng góp chỗ này, chi tiêu chỗ kia. Tôi đề nghị phải giảm mức chi tiêu ngoài thì các DN mới có thể cạnh tranh được. ![]() Ông Hoàng Văn Quyết - Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư tài chính và Xây dựng Việt Nam
Ông Hoàng Văn Quyết: Hiện có quá nhiều áp lực và có quá nhiều thủ tục cho DN khi đi nộp thuế. Mỗi cán bộ hướng dẫn một kiểu gây rất nhiều khó khăn cho DN. Do đó, cơ quan thế cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho DN, cho các cán bộ hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho DN thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Các tin cũ hơn:
Các tin đã đưa ngày:
|