CHỈ SỐ PCI
CHỈ SỐ PCI Thứ bảy, Day 23/06/2012 15:07 PM
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÓ PHẢI LÀ GIẤY PHÉP KHÔNG?
Hiện nay, vẫn có tình trạng hiểu nhầm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp là một loại giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh khác nhau về mặt bản chất. Vậy “ giấy phép” là gì, “giấy chứng nhận” là gì, địa vị pháp lý của hai giấy này ra sao ? Tại bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ nêu nội dung Giấy chứng nhận, Giấy phép liên quan đến Luật Doanh nghiệp mà không đề cập đến những lĩnh vực khác như Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .v.v. hay Giấy phép lái xe, Giấy phép xây dựng .v.v.
Về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Theo khoản 1, điều 7 ở trên, doanh nghiệp được quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm cũng có nghĩa là doanh nghiệp có thể được đăng ký kinh doanh tất cả những ngành nghề mà pháp luật không cấm, và kết quả của việc này là được Cơ quan ĐKKD cấp cho Giấy chứng nhận việc đã đăng ký kinh doanh đó, thật là rõ ràng và hết sức đơn giản. Khoản 2 điều 3 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 (Nghị định 43) nêu: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế do doanh nghiệp đăng ký”. Về Giấy phép thì phức tạp hơn rất nhiều, để hướng dẫn khoản 2 điều 7 Luật DN (nêu trên), Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 đã dành nguyên một điều 8 quy định như sau: “Điều 8. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh 1. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là pháp luật chuyên ngành). 2. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới các hình thức: a) Giấy phép kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; c) Chứng chỉ hành nghề; d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đ) Xác nhận vốn pháp định; e) Chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; g) Các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành, nghề đó mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới bất kỳ hình thức nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Vậy giấy phép nói riêng, hay các quy định mà Nhà nước đặt ra và yêu cầu doanh nghiệp phải có thì mới đủ điều kiện để kinh doanh. Căn cứ vào ngành nghề, từng lĩnh vực .v.v. cụ thể, Doanh nghiệp (hoặc cá nhân ...) được nhà nước cho phép (hoặc không cho phép) làm (hoặc không làm) ngành nghề, lĩnh vực .v.v. đó. Mà muốn được cho phép thì phải xin cấp phép, phải có đủ điều kiện để được cấp phép, phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định, xét duyệt .v.v. theo các quy định của pháp luật sau đó thì cho phép (hoặc không cho phép). Để hiểu thêm về bản chất của hai loại giấy này, đề nghị độc giả xem bảng so sánh dưới đây:
Các tin đã đưa ngày:
|