♣Cà phê Doanh nhân
♣Cà phê Doanh nhân
Fri, Day 18/10/2013 08:41 AM
GIẢI THỂ HAY PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP? - Lê Xuân Hiền – Phó chủ tịch HHDN Tỉnh
           Trong vòng 2 năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, số lượng doanh nghiệp giải thể lên đến trên 130.000 doanh nghiệp (chiếm trên 20% tổng số DN, lớn hơn tổng số doanh nghiệp phải giải thể suốt 20 năm sau đổi mới).

      Đó là chưa kể đến số doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh, không phát sinh thuế, hoặc đã thực sự "chết" nhưng chưa thực hiện bất cứ một thủ tục gì.  Tuy vậy mới có khoảng 100 doanh nghiệp được tuyên bố phá sản. Như vậy số lượng doanh nghiệp giải thể thì quá nhiều còn số lượng doanh nghiệp được Tòa án tuyên bố phá sản thì quá ít. Thực tế, nhu cầu được phá sản có thể lớn hơn rất nhiều. Tại sao cùng là sự “chia tay – rút lui” với thị trường mà cách “chia tay – rút lui” giải thể và cách “chia tay – rút lui” phá sản lại có sự khác biệt lớn đến thế ?

       Thời gian vừa qua tại Việt Nam thủ tục gia nhập thị trường của Doanh nghiệp đã có những cải cách rất mạnh mẽ và thu được những thành tựu rất được ghi nhận thì ngược lại, thủ tục rút lui, chia tay với thị trường, nhất là phá sản doanh nghiệp lại thiếu những bước chuyển biến tương xứng. Trong thực tế đã nhiều trường hợp nhầm lẫn giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp. Một nguyên tắc rất quan trọng là: 1) khi giải thể, doanh nghiệp phải hoàn thành hết các nghĩa vụ về tài sản mới được giải thể, nợ bao nhiêu phải trả hết bấy nhiêu; 2) trong khi đó thì phá sản nghĩa là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, nếu được Toà tuyên bố phá sản thì với các khoản nợ, doanh nghiệp còn tài sản bao nhiêu thì các chủ nợ được chia bấy nhiêu. Đây chính là sự khác nhau quan trọng nhất.

       Giải thể doanh nghiệp tuy rất không mong muốn nhưng vẫn có thể là một việc bình thường, do gặp khó khăn, do chuyển hướng kinh doanh, do không phù hợp với loại hình, do hết thời hạn hoạt động, hay đơn giản là không thích làm cùng với nhau nữa .v.v. cũng có thể dẫn đến giải thể. Có trường hợp người ta ví von việc giải thể doanh nghiệp giống như ly hôn, không “hợp” nhau thì chia tay, chia tài sản và ai đi đường nấy. Điều này cũng có điểm đúng vì chung nhau chữ “nhân”, thể nhân – từng con người tự nhiên chúng ta có đời sống riêng, có sinh ra, tồn tại, trưởng thành rồi mất đi, có hợp có tan thì pháp nhân – “con người” do pháp luật sinh ra cũng như vậy !

       Tuy nhiên, điều bức xúc hơn là tồn tại tình trạng một số doanh nghiệp đã không còn hoạt động được nữa, cần phải giải thể, hoặc lâm vào tình trạng phá sản nhưng chủ sở hữu doanh nghiệp đã để doanh nghiệp “tự chết” mà không làm bất cứ một thủ tục gì để “chôn”, thậm chí để doanh nghiệp chết "lâm sàng" kéo dài trong nhiều năm .v.v.

       Nhìn rộng ra, đối với các nước trên thế giới, việc phá sản hay giải thể của các doanh nghiệp khi lâm vào tình cảnh khó khăn luôn được xem là bình thường và nó cũng thường tình như việc hàng ngày vẫn luôn có thêm một lượng lớn các doanh nghiệp thành lập mới. Tuy nhiên, ở nước ta việc phá sản hay giải thể doanh nghiệp vẫn chưa được xem là điều bình thường. Loại trừ tại thời điểm hiện nay, khi kinh tế gặp suy thoái thì việc doanh nghiệp phải giải thể, phá sản tăng rất nhanh là điều đáng lo ngại và bất bình thường, đòi hỏi Nhà nước cần có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là chính sách về tiền tệ .v.v. để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và bản thân từng doanh nghiệp cũng phải tái cơ cấu .v.v. để tự cứu lấy chính mình.

       Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tham khảo bảng so sánh sau đây: 

 STT

Các tiêu chí so sánh

Giải thể doanh nghiệp

Phá sản doanh nghiệp

01

Trường hợp và điều kiện

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Khi doanh nghiệp có đủ tiêu chí này thì DN muốn giải thể là được.

Khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản.

 

02

Cơ quan ra quyết định

Quyết định của doanh nghiệp

Quyết định của Tòa án

03

Thủ tục

Thực hiện theo trình tự thủ tục của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý thuế.

Số lượng thủ tục ít, thực hiện tương đối đơn giản.

Thực hiện theo trình tự thủ tục của Luật Phá sản

Số lượng thủ tục nhiều, thực hiện rất phức tạp

04

Quyền về tài sản của DN

Sau khi hoàn thành các nghĩa vụ về tài sản đối với các chủ nợ thì tài sản còn lại của doanh nghiệp thuộc về các chủ sở hữu doanh nghiệp và được phân chia lại.

Các chủ sở hữu DN sau khi phá sản hầu như không có quyền gì liên quan đến tài sản của doanh nghiệp

05

Nghĩa vụ về tài sản của DN

Kể cả khi hoàn tất việc giải thể doanh nghiệp và được cơ quan ĐKKD xóa tên, chủ DNTN, các thành viên hợp danh, chủ sở hữu công ty TNHH 1 TV, thành viên công ty TNHH, cổ đông công ty cổ phần vẫn hoàn toàn phải tự chịu (từ DN chuyển sang các cá nhân) trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác còn tồn đọng, chưa được giải quyết (nếu có) của doanh nghiệp.

1. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản quy định tại Điều 86 và Điều 87 của Luật Phá sản không miễn trừ nghĩa vụ về tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh đối với chủ nợ chưa được thanh toán nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Các nghĩa vụ về tài sản phát sinh sau khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

06

Quy định về người quản lý của DN

Giám đốc doanh nghiệp giải thể (tự nguyện) có thể đứng ra thành lập, điều hành doanh nghiệp mới. Nhiều kiến nghị cho rằng trong trường hợp giải thể (bắt buộc - do vi phạm, bị thu hồi GCN ĐKDN) thì cũng cần phải có quy định cấm trong khoảng 3 năm.

Giám đốc doanh nghiệp phá sản phải ngừng giữ chức giám đốc ở một doanh nghiệp khác ít nhất là hai năm.

07

Khía cạnh

tâm lý

+ Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Không sợ mang tiếng xấu.

+ Đối với chủ nợ: Có thể yên tâm vì thường được trả nợ đầy đủ. Tuy vậy các chủ nợ phải theo dõi sát sao tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là con nợ của mình. Có trường hợp con nợ thông báo giải thể mà chủ nợ không hay biết .v.v. ?

 

+ Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp: Sợ mang tiếng xấu là điều hành doanh nghiệp kém đến mức phải phá sản.

+ Đối với chủ nợ: Có tâm lý doanh nghiệp phá sản không có gì thu, nếu để tồn tại thì dù sao cũng có chỗ để thu nợ (dù ít, dù nhiều) dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp "chết" rồi mà không "chôn" được.

08

Thời gian

Trung bình, một doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong vòng 3 tháng. Tuy vậy các bên (gồm cả các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp) cũng cần phải tích cực thực hiện, nếu không cũng có thể bị kéo dài hơn.

Thời gian có thể kéo dài tới một vài năm (mà cũng vẫn chưa chắc đã có thể Phá sản được).

09

Số lượng

Nhiều, có đến hàng chục nghìn doanh nghiệp hàng năm thực hiện việc giải thể.

Rất ít (mới có khoảng 100 doanh nghiệp được tuyên bố phá sản).

10

Đề xuất

giải pháp

+ Đối với doanh nghiệp: Khi không (hoặc không muốn) duy trì doanh nghiệp nữa nhưng vẫn đủ khả năng trả nợ thì nên làm đầy đủ các thủ tục giải thể để rút lui lành mạnh khỏi thị trường. Trong đó quan trọng nhất là việc hoàn tất việc trả mọi khoản nợ và giải quyết đầy đủ các chế độ cho người lao động. Công khai, minh bạch hóa các thông tin về doanh nghiệp ngay từ khi doanh nghiệp còn khỏe mạnh.

+Đối với Nhà nước: Đề nghị tiếp tục hoàn thiện các quy trình, thủ tục giải thể doanh nghiệp đảm bảo nhanh gọn hơn, hiệu quả hơn. Tránh tình trạng doanh nghiệp muốn giải thể cũng khó khăn nên không làm thủ tục gì nữa, góp phần tạo nên nhiều những "xác chết biết đi", "chết mà không chôn được" .v.v.

+ Đối với doanh nghiệp:

 - Khi không thể duy trì doanh nghiệp nữa và mất khả năng trả nợ thì nghiên cứu các thủ tục để có thể đề nghị phá sản doanh nghiệp.

- Các chủ nợ .v.v. phải lường đến tình huống doanh nghiệp làm ăn với mình có thể bị lâm vào tình trạng phá sản để chủ động tìm hiểu thông tin thật kỹ lưỡng trước khi ký kết các hợp đồng cũng như chăm sóc thật kỹ các hợp đồng và sức khỏe của doanh nghiệp .v.v. 

+Đối với Nhà nước: Sửa đổi, bổ sung sớm Luật Phá sản.

Các tin đã đưa ngày:
Hỗ trợ trực tuyến
Call me!
Vănphong