Quyền lợi, nghĩa vụ
Quyền lợi, nghĩa vụ
Thu, Day 12/05/2016 08:54 AM
DOANH NGHIỆP HỎI – NHÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRẢ LỜI (trích Đặc san số 21)

 

Câu 1: Thưa bà, tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP có nhắc tới các thuật ngữ “nguyên nhân khách quan, bất khả kháng và thiên tai dịch bệnh xảy ra trên phạm vi rộng”. Vậy những thuật ngữ này được hiểu như thế nào? Trong trường hợp khách hàng vay gặp rủi ro do những nguyên nhân này thì có chính sách hỗ trợ đặc biệt nào giúp giảm khó khăn không?

- Theo quy định tại khoản 11, khoản 12 Điều 3, Nghị định 55 thì: 

+Thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng là trường hợp thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp xảy ra trên phạm vi rộng trong một hoặc nhiều tỉnh, thành phố gây thiệt hại cho nhiều cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp và được cấp có thẩm quyền xác nhận và thông báo về tình trạng thiên tai, dịch bệnh.

+Nguyên nhân khách quan, bất khả kháng là sự kiện gây rủi ro, thiệt hại xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép.

- Nhằm hạn chế rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị định 55 đã quy định cụ thể hơn về nguyên tắc, quy trình xử lý các khoản nợ vay gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh trên phạm vi rộng hoặc do nguyên nhân khách quan bất khả kháng đối với khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; qua đó, tạo cơ chế thuận lợi cho các TCTD cũng như khách hàng trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn, chưa trả được nợ đúng hạn do các nguyên nhân khách quan thì có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; khoanh nợ và không tính lãi đối với phần dư nợ bị thiệt hại cho khách hàng, đồng thời Nhà nước sẽ có chính sách đối với các TCTD về số tiền lãi không thu được trong thời gian khoanh nợ.

Câu 2:Nghị định 55 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2015. Vậy NHNN đã có văn bản/Thông tư hướng dẫn đối với Nghị định này chưa.Thời gian tới, để triển khai thực hiện tốt Nghị định, NHNN chi nhánh tỉnh sẽ có những biện pháp gì?

Sau khi Chính phủ cho ra đời Nghị định 55, NHNN Việt nam đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN ngày 22/7/2015hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 55,trong đó quy định về: chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho vay; việc cơ cấu lại thời hạn nợ, cho vay mới; hồ sơ, trình tự thủ tục khoanh nợ, xóa nợ; tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm của khoản cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55.

Để triển khai thực hiện tốt Nghị định 55 và Thông tư 10, NHNN chi nhánh tỉnh đã, đang và sẽ tiếp tục tích cực phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh để tuyên truyền chính sách tín dụng phục vụ NoNT theo Nghị định 55 trên các phương tiện thông tin đại chúng. Được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh, Chi nhánh cũng đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị định 41, triển khai Nghị định 55 trên toàn địa bàn vào ngày 15/10/2015; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 14/10/2015 về việc tổ chức thực hiện Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NoNT. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD cân đối vốn, tập trung ưu tiên vốn tín dụng cho vay đối với lĩnh vực NoNT theo đúng chủ trương của chính phủ, của tỉnh và của ngành.

Câu 3:Vậy là NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư số 10/2015/TT-NHNN để hướng dẫn cụ thể nội dung của Nghị định 55. Bà có thể cho biếttại Thông tư số 10/2015/TT-NHNNđã hướng dẫn các TCTD các biện pháp hỗ trợ gì cho khách hàngvay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gặp khó khăn trong việc trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng?

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 10 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới:

- Khách hàng vay vốn trong lĩnh vực NoNT gặp khó khăn trong việc trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được TCTD chủ động xem xét:

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Việc giữ nguyên nhóm nợ khi cơ cấu lại thời hạn trả nợ chỉ được thực hiện 01 (một) lần đối với một khoản nợ kể từ thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành (từ ngày 25/7/2015);

+ Cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.

- Căn cứ quy định hiện hành và khả năng tài chính của mình, TCTD xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm cả miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau) nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Câu 4:Hiện nay môi trường ô nhiễm, thiên tai dịch bệnh xảy ra thường xuyên, thị trường nông sản hàng hóa bấp bênh, giá cả đầu ra không ổn định. Vậy Nghị định 55 có những ưu đãi như thế nào đối với khách hàng vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp?

Nghị định 55 có cơ chế khuyến khích khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ vốn vay thông qua việc quy định TCTD giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng (Điều 16, Nghị định55).

Nhìn chung, Nghị định 55 đã khắc phục được nhiều hạn chế trong Nghị định 41, đánh dấu những nỗ lực của NHNN và các bộ, ngành liên quan trong việc nghiên cứu, xây dựng chính sách tín dụng đối các doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh  NoNT. Nghị định 55 là một hệ thống chính sách đồng bộ không chỉ khuyến khích các TCTD mạnh dạn đầu tư vốn phát triển lĩnh vực NoNT mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Các quy định hỗ trợ phát triển mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp có thể nói là một trong các giải pháp đột phá, thúc đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh, góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam; qua đó, cải thiện và nâng cao điều kiện sống của cư dân vùng nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

(Tiếp câu hỏi và câu trả lời từ Đặc san số 20)

Các tin đã đưa ngày:
Hỗ trợ trực tuyến
Call me!
Vănphong