Quyền lợi, nghĩa vụ
Quyền lợi, nghĩa vụ
Thu, Day 12/05/2016 08:32 AM
Doanh nghiệp hỏi – Cục thuế tỉnh trả lời (Đặc san số 21)

 

Câu 1: Công ty TNHH bơm Ebara Việt Nam trong năm 2015 có hai hoạt động tạo ra doanh thu:

- Hoạt động chính: sản xuất và bán thành phẩm là bơm nước và phụ tùng bơm các loại, là hoạt động được hưởng ưu đãi đầu tư mở rộng

- Hoạt động thương mại: Mua, bán bơm nước và phụ tùng bơm các loại là hoạt động không được hưởng ưu đãi.

Liên quan đến hai hoạt động nói trên, đơn vị đã tách được doanh thu (Tk511), giá vốn, và chi phí bán hàng cho từng hoạt động. Nhưng công ty chưa xác định được tiêu thức phân bổ hợp lý đối với chi phí quản lý cho từng hoạt động. Vậy xin hỏi công ty phải phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho hai hoạt động tạo ra doanh thu như đã nêu trên như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN, nêu:

Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng. ...

Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.”

Như vậy, trường hợp Công ty TNHH  Bơm Ebara Việt Nam có khoản chi phí QLDN được trừ không hạch toán riêng được cần phân bổ cho thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản chi phí này được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động SXKD được hưởng ưu đãi thuế với tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Câu 2: Công ty TNHH sản xuất máy may Pegasus Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư Nhật Bản. Hiện nay công ty chúng tôi đã và đang sử dụng hóa đơn bán hàng (dùng cho tổ chức cá nhân trong khu phi thuế quan). Năm 2016, chúng tôi dự kiến bán hàng cho một số doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam mà không thuộc loại hình chế xuất. Vậy khi bán hàng cho những doanh nghiệp này, công ty chúng tôi sẽ phải viết hóa đơn bán hàng (dùng cho tổ chức cá nhân phi thuế quan) hay hóa đơn GTGT (VAT 10% hay VAT 0%)?

Trả lời:

Căn cứ vào  khoản 1b Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/ 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/ 3/2014 của Bộ Tài chính quy định về các loại hóa đơn:

“b) Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan” (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

…”

Trường hợp đơn vị là tổ chức trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau thì sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”

 

Câu 3: Công ty TNHH Uniden Việt Nam thành lập theo GCN đầu tư số 04204000061 do Bản Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương cấp ngày 04/4/2007 cấp cho chủ đầu tư là Công ty Uniden Corporation Nhật Bản. Ngày 21/01/2016 công ty ký hợp đồng số 2016-01-21/VF-UV nhượng quyền thuê đất cho Công ty cổ phần VIFON. Vậy công ty chúng tôi muốn hỏi thủ tục mua hóa đơn lẻ của Cục thuế. Công ty có thể mua và xuất hóa đơn GTGT dựa trên từng lần thanh toán của công ty cổ phần VIFON hay chỉ được phép xuất hóa đơn 1 lần khi bàn giao lô đất cho công ty cổ phần VIFON?

Trả lời:

Căn cứ Luật thuế GTGT, thuế TNDN, các văn bản chính sách hướng dẫn về quản lý và sử dụng hóa đơn;

Căn cứ công văn số 5892/TCT-CS ngày 30/12/2014, công văn số 2162/TCT-CS ngày 3/6/2015 của Tổng cục thuế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên và đảm bảo thực hiện theo chính sách thuế GTGT, Công ty TNHH Uniden Việt Nam liên hệ với Chi cục Thuế  nơi có hoạt động chuyển nhượng để được cấp lẻ hóa đơn GTGT, Công ty phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế GTGT đầy đủ trước khi nhận hóa đơn lẻ theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014.

Thời điểm xác định thuế GTGT theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 219/2014/TT-BTC ngày 31/12/2013, như sau: 

“4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.”

Như vậy việc xuất hóa đơn GTGT, tính thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng quyền thuê lại đất nêu trên không phụ thuộc theo từng lần thực tế thanh toán mà xác định theo tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng chuyển nhượng.

Câu hỏi 4: Tên tôi là Tô Văn Khải. Tháng 11/2015 tôi có mua 01 chiếc máy xúc, hồ sơ đi kèm gồm: hóa đơn mang tên người mua là Tô Văn Khải; tờ khai hàng hóa nhập khẩu và thông quan đối với chiếc xe này; chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.

Đến 29/12/2015, tôi có thành lập Cty TNHH một thành viên Hoàng Ngân do Tô Văn Khải làm giám đốc.

Xin hỏi: Chiếc máy xúc này có được là tài sản của công ty không? Công ty có được theo dõi vào sổ sách của Cty và thực hiện trích khấu hao theo quy định? Trường hợp chưa đủ điều kiện để trích khấu hao thì công ty cần làm những thủ tục gì?

          Trả lời:

          Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc quản lý tài sản cố định:

          “1. Mọi TSCĐ trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.”;

          Tại Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định:

          “2. Các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.”; 

Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định đối với các khoản chi phí không được trừ khi xác định TNCT gôm:

  “b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

c) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

...

đ) Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.”

          Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp tài sản cố định của Công ty thuộc quyền sở hữu của cá nhân (hóa đơn mang tên Ông Khải, không có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của C.ty TNHH MTV Hoàng Ngân) thì theo quy định khoản chi phí khấu hao của TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.        

Do đó, khoản chi khấu hao này để được tính trong chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN Công ty cần phải đăng ký quyền sở hữu TSCĐ thuộc Công ty TNHH MTV Hoàng Ngân tại cơ quan có thẩm quyền.

          Hồ sơ để được tính khấu hao được trừ vào chi phí khi tính thuế TNDN, công ty thực hiện tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính.

Câu 5: Công ty TNHH bơm Ebara Việt Nam trong năm 2015 có hai hoạt động tạo ra doanh thu:

- Hoạt động chính: sản xuất và bán thành phẩm là bơm nước và phụ tùng bơm các loại, là hoạt động được hưởng ưu đãi đầu tư mở rộng

- Hoạt động thương mại: Mua, bán bơm nước và phụ tùng bơm các loại là hoạt động không được hưởng ưu đãi.

Liên quan đến hai hoạt động nói trên, đơn vị đã tách được doanh thu (Tk511), giá vốn, và chi phí bán hàng cho từng hoạt động. Nhưng công ty chưa xác định được tiêu thức phân bổ hợp lý đối với chi phí quản lý cho từng hoạt động. Vậy xin hỏi công ty phải phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho hai hoạt động tạo ra doanh thu như đã nêu trên như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế TNDN, nêu:

Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng. ...

Trường hợp có khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ không thể hạch toán riêng được thì khoản doanh thu hoặc chi phí được trừ đó xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoặc chi phí được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh hưởng ưu đãi thuế trên tổng doanh thu hoặc chi phí được trừ của doanh nghiệp.”

Như vậy, trường hợp Công ty TNHH  Bơm Ebara Việt Nam có khoản chi phí QLDN được trừ không hạch toán riêng được cần phân bổ cho thu nhập được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì khoản chi phí này được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động SXKD được hưởng ưu đãi thuế với tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Câu 6: Công ty cổ phần Sông Đà Cao Cường là Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, được Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận số 01/2014/DNKHCN vào ngày 15/4/2014; năm 2015 Công ty có doanh thu từ kết quả sản phẩm khoa học công nghệ đạt hơn 70% trên tổng doanh thu toàn công ty. Xin hỏi công ty được hưởng chế độ ưu đãi thuế TNDN như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014,Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.

Tại khoản 1 Điều 11 Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về thuế suất ưu đãi.

Tại Điều 12 sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC về ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế, quy định:

Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/9/2012 sửa đổ, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, tại khoản 8, khoản 9 Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV về ưu đãi về thuế TNDN.

Như vậy, trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định đã nêu thì Công ty được ưu đãi thuế  thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao, áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm), được miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong chín năm tiếp theo (thời gian được ưu đãi về thuế suất và thời gian tính miễn, giảm thuế kể từ năm được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ).

Lê Thị Phương

Trưởng phòng TTHT NNT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin đã đưa ngày:
Hỗ trợ trực tuyến
Call me!
Vănphong