Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng, nhiệm vụ Mon, Day 17/09/2012 22:46 PM
Điều lệ của Hiệp hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc ĐIỀU LỆ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh công nhận tại Quyết định số 199 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2010 ) Chương I TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên gọi - Tên tiếng Việt: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương - Tên tiếng Anh: HAI DUONG BUSINESS ASSOCIATION - Tên viết tắt: Hiệp hội doanh nghiệp HDBA Điều 2. Tôn chỉ, mục đích Hiệp hội doanh nghịêp tỉnh Hải Dương là tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các doanh nghiệp, doanh nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, Trung ương và địa phương có hoạt động sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương là tổ chức tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm mục đích kết nối hội viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, là đầu mối thúc đẩy và phát triển quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Hải Dương với các cơ quan Nhà nước; thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và khoa học công nghệ với các tổ chức trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Hiệp hội là đại diện của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Hải Dương với các tổ chức doanh nghiệp quốc tế; là cầu nối cho sự hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp hội viên thuộc mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, nhằm mục đích hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập và phát triển. Hiệp hội là tổ chức của cộng đồng Doanh nghiệp trong tỉnh mà Hội viên vừa là chủ nhân vừa là khách hàng vừa là đối tác và là nhà đầu tư chiến lược của nhau. Mục đích chung là góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương. Điều 3. Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương hoạt động trong phạm vi tỉnh Hải Dương, là tổ chức độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và tự chủ về tài chính, hoạt động theo pháp luật Việt Nam và theo Điều lệ được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt. Hiệp hội được phép sử dụng biểu tượng riêng của mình trong các giao dịch theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính đặt tại Thành phố Hải Dương. Hiệp hội có các chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước. Chương II NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn 1. Tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhằm mục đích kết nối hội viên; thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở tỉnh Hải Dương trong các quan hệ trong nước và quốc tế theo pháp luật hiện hành, tiến hành hòa giải việc tranh chấp giữa các hội viên. 2. Thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp, doanh nhân, sự liên kết giữa các doanh nghiệp. Hiệp hội doanh nghiệp xúc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác, khoa học-công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài. Điều 5. Nhiệm vụ của Hiệp hội: 1. Tổ chức các diễn đàn, đối thoại, các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động với các cơ quan Nhà nước để trao đổi thông tin và ý kiến về các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và môi trường kinh doanh; 2. Tiến hành những hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong các quan hệ kinh doanh trong nước và quốc tế; 3. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội, đạo đức và văn hoá kinh doanh, xây dựng quan hệ lao động thuận hoà, bảo vệ môi trường và tham gia các hoạt động xã hội khác với mục tiêu của Hiệp hội; 4. Liên kết với các Hiệp hội doanh nghiệp khác ở Hải Dương và ở các tỉnh thành phố ở trong nước; hợp tác với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các tổ chức hữu quan khác ở nước ngoài, tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế theo luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam; phù hợp với mục đích của Hiệp hội và giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong các tổ chức đó; 5. Tiến hành các hoạt động xây dựng, quảng bá và nâng cao uy tín doanh nghiệp, doanh nhân, hàng hoá, dịch vụ của Việt Nam; thúc đẩy các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển quan hệ kinh doanh và đầu tư ở trong và ngoài nước thông qua các biện pháp như: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu, khảo sát thị trường, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, quảng cáo và các hoạt động xúc tiến khác; 6. Giúp đăng kí và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam và nước ngoài theo qui định; 7. Giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết bất đồng thông qua thương lượng, hoà giải; 8. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại,xúc tiến đầu tư nhằm phát triển doanh nghiệp và kinh tế Hải Dương: tổ chức đoàn doanh nghiệp đi nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại: mời và đón tiếp các đoàn của tổ chức doanh nghiệp quốc tế vào tìm kiếm thị trường và đầu tư tại tỉnh Hải Dương; tổ chức các hội nghị, hội thảo về xúc tiến thương mại và đầu tư; 9. Ngoài ra Hiệp hội tiến hành những nhiệm vụ khác nhằm thực hiện tôn chỉ mục đích và chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội vì quyền lợi và sự phát triển của Hiệp hội và hội viên; 10. Tập hợp, nghiên cứu ý kiến của các doanh nghiệp để phản ánh, kiến nghị và tham mưu cho tỉnh các vấn đề về pháp luật, chính sách kinh tế-xã hội nhằm cải thiện môi trường kinh doanh; 11. Tham gia xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập kinh tế, tham gia các hội nghị, các đoàn đàm phán về kinh tế và thương mại phù hợp với quy định của nhà nước; 12. Thực hiện các nhiệm vụ được uỷ quyền của lãnh đạo tỉnh Hải Dương trong việc phát triển kinh tế, thương mại với các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế; 13. Tổ chức các đoàn doanh nghiệp tỉnh tháp tùng lãnh đạo tỉnh Hải Dương trong các chuyến công tác nước ngoài nhằm giới thiệu hàng hoá, sản phẩm, thúc đẩy quan hệ với các tổ chức doanh nghiệp Quốc tế, nâng cao vị thế của tỉnh Hải Dương; 14. Tổ chức đào tạo bằng những hình thức thích hợp để phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp nâng cao kiến thức, năng lực quản lý và kinh doanh; 15. Điều tra, khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để tham mưu cho tỉnh Hải Dương trong công tác xây dựng kế hoạch chính sách phát triển doanh nghiệp tỉnh; 16. Tổ chức hội nghị tổng kết các phong trào điển hình tiên tiến của cộng đồng doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các ngành liên quan để tổ chức việc xác nhận các sản phẩm, tác phẩm, các hoạt động của Hiệp hội và hội viên đã thực hiện có giá trị thực tiễn, đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội. Tham gia công tác xét khen thưởng và tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh; 17. Thực hiện những công việc khác mà Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương giao hoặc các tổ chức khác uỷ quyền. Điều 6. Quyền hạn của Hiệp hội 1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội; 2. Đại diện cho hội viên trong các mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến nhiệm vụ của Hiệp hội; 3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hiệp hội và hội viên; 4. Tổ chức phối hợp hoạt động thúc đẩy hợp tác giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội và hội viên; hoà giải tranh chấp trong nội bộ Hiệp hội; 5. Phổ biến huấn luyện kiến thức cho hội viên, cung cấp g× ? cho hội viên theo quy định của pháp luật; 6. Tư vấn, phản biện các vấn đề thuộc phạm vi của Hiệp hội theo đề nghị của các tổ chức cá nhân; 7. Được tiếp nhận và tuyên truyền đến hội viên các văn bản do tỉnh ban hành cho việc thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội; 8. Tham gia ý kiến và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển của Hiệp hội và lĩnh vực mà Hiệp hội hoạt động; 9. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan của tỉnh để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội; 10. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tù trang trải về kinh phí hoạt động; 11. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; 12. Được sự hỗ trợ từ nguồn nhân sách Nhà nước đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước theo quy định của chính phủ và của tỉnh Hải Dương; 13. Hiệp hội có phạm vi hoạt động tại tỉnh Hải Dương, được phép đặt các văn phòng đại diện, chi nhánh tại các huyện, tỉnh khác trong cả nước và tại nước ngoài. Được gia nhập làm hội viên của các tổ chức chính trị-xã hội; các tổ chức xã hội và tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác trong cả nước và các tổ chức quốc tế theo quy định của pháp luật. Chương III HỘI VIÊN Điều 7. Tiêu chuẩn gia nhập Hiệp hội Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân là công dân Việt nam có đủ tiêu chuẩn, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, tự nguyện tham gia, có đơn xin gia nhập và được Ban thường vụ của Hiệp hội đồng ý, đều có thể trở thành hội viên của Hiệp hội. Hiệp hội có 04 loại hội viên; tiêu chuẩn của các loại hội viên như sau: 1. Hội viên chính thức (gọi tắt là hội viên): Là các doanh nghiệp và doanh nhân, các tổ chức sản xuất kinh doanh, thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của nhà nước đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hải Dương (kể cả văn phòng đại diện chi nhánh của các doanh nghiệp tỉnh khác đóng trên địa bàn Hải Dương và các doanh nghiệp ngoài tỉnh có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh); các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt động trên địa bàn Hải Dương; 2. Hội viên liên kết: Là các doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở ngoài tỉnh Hải Dương và doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) có đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Hải Dương hoặc có văn phòng đại diện tại Hải Dương, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội được gọi là hội viên liên kết; 3. Hội viên thông tấn: Là những chuyên gia và các tổ chức chuyên môn khác ở trong và ngoài nước có khả năng giúp thực hiện những nhiệm vụ của Hiệp hội; 4. Hội viên danh dự: Là những tổ chức và cá nhân có uy tín, có đóng góp đặc biệt vào việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ của Hiệp hội. Điều 8. Thể thức gia nhập Hiệp hội Các tổ chức, cá nhân có đủ tiêu chuẩn hội viên được quy định tại Điều 7 muốn trở thành hội viên phải nộp hồ sơ đăng ký gia nhập gồm : 1. Đơn đăng ký làm hội viên Hiệp hội doanh nghịêp tỉnh Hải Dương (theo mẫu qui định); 2. Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh; 3. Tài liệu giới thiệu về doanh nghịêp; Hội viên thông tấn là cá nhân thì chỉ phải thực hiện mục 1 Điều 8. Các tổ chức cá nhân được trở thành Hội viên của Hiệp hội khi: 1. Được công nhận là hội viên theo quy định tại Điều 9; 2. Nộp đủ phí gia nhập Hiệp hội (trừ các trường hợp không phải nộp phí gia nhập) Điều 9. Thủ tục công nhận hội viên 1. Ban thường vụ Hiệp hội xét và quyết định công nhận hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên thông tấn; 2. Ban chấp hành Hiệp hội phê chuẩn hội viên danh dự theo đề nghị của Ban thường vụ; 3. Trong trường hợp tổ chức và cá nhân có đơn xin gia nhập nhưng không được Ban Thường vụ công nhận thì có quyền khiếu nại lên Ban chấp hành hoặc Đại hội của Hiệp hội tại kỳ họp gần nhất. Quyết định của đại hội là quyết định cuối cùng. Điều 10. Chấm dứt tư cách hội viên Hội viên bị chấm dứt tư cách Hội viên nếu xảy ra một trong những trường hợp sau: 1. Bị đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động; 2. Giải thể hoặc phá sản ; 3. Chết hoặc bị kết án; 4. Theo quyết định của Ban thường vụ khi: - Vi phạm nghiêm trọng những quy định, Nghị quyết của Hiệp hội. - Hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích của Điều lệ Hiệp hội, gây tổn hại đến uy tín hoặc quyền lợi của Hiệp hội. 5. Hội viên tự nguyện và có đơn xin thôi tư cách hội viên khi không muốn tham gia Hiệp hội. 6. Đương sự bị tước tư cách hội viên theo mục 4 Điều 10 có quyền khiếu nại lên Ban chấp hành Hiệp hội hoặc đại hội Hiệp hội tại kỳ họp gần nhất; quyết định của Ban chấp hành hoặc đại hội là quyết định cuối cùng. Điều 11. Tính kế thừa của hội viên 1. Pháp nhân mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập nhiều hội viên hoặc chia tách, đổi mới hoặc sắp xếp lại doanh nghiệp, khi đã là hội viên của Hiệp hội, nếu không có yêu cầu khác thì đương nhiên là hội viên của Hiệp hội. 2. Hội viên của các Hiệp hội doanh nghiệp khác gọi là các đơn vị thành viên của các doanh nghiệp cấp trên, mà doanh nghiệp đó đã hoặc chưa là Hội viên của Hiệp hội thì đều có thể trở thành hội viên của Hiệp hội nếu tự nguyện gia nhập và được Ban thường vụ chấp nhận. Điều 12. Quyền của Hội viên: 1. Được tham dự các kỳ Đại hội của Hiệp hội; 2. Được tham dự Hội nghị thường niên; 3. Biểu quyết các chương trình, kế hoạch hoạt động của Hiệp hội; 4. Hội viên chính thức và hội viên thông tấn (trừ những hội viên thông tấn có yếu tố nước ngoài) được đề cử hoặc ứng cử vào Ban chấp hành của Hiệp hội; Hội viên liên kết và hội viên danh dự được Ban thường vụ mời đại diện tham gia một số hội nghị của Ban chấp hành và Ban thường vụ; được tham gia, xây dựng các nội dung của hội nghị đó nhưng không được tham gia biểu quyết. 5. Được đề đạt ý kiến với Đại hội, Ban thường vụ về hoạt động của Hiệp hội và những vấn đề về chính sách, pháp luật kinh tế và môi trường kinh doanh. 6. Được hưởng sự giúp đỡ và các dịch vụ ưu đãi của Hiệp hội; 7. Được nhận những thông tin, ấn phẩm của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương và những văn bản pháp quy do Nhà nước và tỉnh Hải Dương ban hành, do Hiệp hội làm đầu mối tiếp nhận và được sử dụng những thông tin, ấn phẩm đó để tuyên truyền, giới thiệu tổ chức doanh nghiệp của mình ở trong và ngoài nước; 8. Được Hiệp hội tạo điều kiện trong các mối quan hệ giữa các hội viên với nhau để được hưởng ưu tiên, ưu đãi trong quan hệ kinh tế, liên doanh, liên kết về đầu tư và sản xuất kinh doanh; 9. Được tham gia các đoàn công tác ra nước ngoài của Hiệp hội nhằm mục đích xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khảo sát và phát triển thị trường và quảng bá hình ảnh của doanh nghịêp mình với thị trường quốc tế; 10. Được hưởng sự ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế thông qua Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương phù hợp với các quy định của Nhà nước và các cam kết quốc tế. 11. Được đề nghị Hiệp hội làm đại diện cho mình để bảo vệ quyền lợi chính đáng trong các mối quan hệ kinh tế, xã hội; đề đạt những nguyện vọng của mình với các cơ quan nhà nước và các tổ chức quốc tế; 12. Nếu xét thấy không thể hoặc không muốn tham gia là Hội viên của Hiệp hội nữa thì tự nguyện làm đơn xin thôi làm hội viên của Hiệp hội khi được Ban thường vụ Hiệp hội chấp thuận.
Điều 13. Nghĩa vụ của Hội viên 1. Đóng phí gia nhập và hội phí theo quy định của Hiệp hội; Hội viên thông tấn là cá nhân và hội viên danh dự không phải đóng phí gia nhập hội và hội phí; 2. Chấp hành Điều lệ, Nghị quyết của đại hội, của Ban chấp hành và Ban thường vụ Hiệp hội; 3. Tham dự các cuộc họp do Hiệp hội triệu tập hoặc mời; 4. Cung cấp các thông tin, tài liệu, ý kiến phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ của Hiệp hội; 5. Đoàn kết, hợp tác với các hội viên khác để cùng thực hiện mục đích của Hiệp hội. Chương IV NGUYÊN TẮC, TỔ CHỨC CỦA HIỆP HỘI
Điều 14. Nguyên tắc hoạt động - Hiệp hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự chủ về tài chính và theo quy định của pháp luật. - Nghị quyết Đại hội, các Nghị quyết của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hiệp hội có giá trị và hợp lệ khi được trên 50% số người tham dự đồng ý. Điều 15. Tổ chức của Hiệp hội Tổ chức của Hiệp hội gồm: - Ban chấp hành Hiệp hội, đứng đầu là Chủ tịch Hiệp hội; - Ban Thường vụ, Ban kiểm tra do Ban chấp hành bầu ra; - Các cơ quan trực thuộc Hiệp hội gồm: + Văn phòng Hiệp hội; + Các ban chuyên môn Hiệp hội; + Các tổ chức trực thuộc khác; + Chi nhánh và văn phòng đại diện tại các tỉnh trong và ngoài nước.
Điều 16. Đại hội toàn thể Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu của Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương. Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu nhiệm kỳ 05 năm 01 lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành hoặc trên ½ số Hội viên chính thức đề nghị.
Điều 17. Nhiệm vụ của Đại hội Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu có nhiệm vụ: 1. Thảo luận và thông qua báo cáo về tình hình hoạt động của nhiệm kỳ trước và phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ mới của Hiệp hội; 2. Bầu cử Ban Chấp hành Hiệp hội; thông qua báo cáo tài chính và tài sản của Hiệp hội; 3. Quyết định đổi tên Hiệp hội hoặc sửa đổi Điều lệ (nếu có); 4. Chia tách, sáp nhập, hợp nhất Hiệp hội (nếu có); 5. Tôn vinh, khen thưởng và kỷ luật các hội viên (nếu có); 6. Thông qua nghị quyết Đại hội. Điều 18. Biểu quyết tại đại hội 1. C¸c Nghị quyết của Đại hội ®Òu được biểu quyết theo đa số đại biểu tham dự Đại hội. 2. Riêng các vấn đề quan trọng dưới đây được thông qua khi có ít nhất 2/3 số đại biểu tham dự tán thành: - Đổi tên Hiệp hội; - Chia tách, sáp nhập, hợp nhất Hiệp hội. Điều 19. Hội nghị thường niên Hội nghị thường niên được tổ chức hàng năm có thể triệu tập toàn thể hoặc đại biểu hội viên. Hội nghị thường niên có nhiệm vụ sau: 1. Tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân và các tổ chức là thành viên của Hiệp hội có thành tích và có đóng góp quan trọng cho hoạt động của Hiệp hội; 2. Tổng kết các phong trào điển hình tiên tiến; đánh giá các sản phẩm có giá trị thực tiễn đem lại lợi ích cho xã hội; 3. Tổ chức đối thoại, kiến nghị với lãnh đạo các cơ quan ban, ngành của tỉnh Hải Dương và của trung ương; 4. Tổ chức giao lưu với các tổ chức quốc tế, các tổ chức, doanh nghiệp ở các địa phương khác. Điều 20. Ban chấp hành Hiệp hội Ban chấp hành Hiệp hội do Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu bầu ra, hình thức bầu cử do Đại hội quyết định, nhiệm kỳ của Ban chấp hành là 05 năm (theo nhiệm kỳ của đại hội). Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Ban Chấp hành được quyền quyết định bổ sung hoặc miễn nhiệm thành viên Ban Chấp hành Hiệp hội trên cơ sở 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành nhất trí. Số lượng bổ sung hoặc thay thế không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban chấp hành do Đại hội bầu ra. Trong trường hợp thành viên Ban chấp hành nghị hưu, bị đình chỉ công tác hoặc vì lý do khác không thể tiếp tục nhiệm vụ thì hội viên là pháp nhân có thành viên đó được cử người khác thay thế và phải thông báo cho Ban chấp hành trong vòng 30 ngày sau khi xảy ra tình huống trên. Người được cử thay thế chỉ được công nhận là thành viên Ban chấp hành khi được đa số thành viên Ban chấp hành chấp thuận. Ban Chấp hành họp thường kỳ 06 tháng 01 lần và họp bất thường khi có yêu cầu, do Ban Thường vụ quyết định triệu tập. Ban Chấp hành có nhiệm vụ: - Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ của Đại hội; - Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban Chấp hành cho các Hội viên và các đơn vị liên quan biết; - Bầu cử và bãi miễn các chức danh gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Uỷ viên Ban Thường vụ, các thành viên Ban Kiểm tra, Thư ký. Thể thức bầu do Ban Chấp hành quyết định; - Bầu bổ sung và xem xét quyết định kỷ luật Ủy viên Ban Chấp hành; - Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình Đại hội ở cuộc họp cuối của nhiệm kỳ; quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường theo quy định của Điều lệ; - Tôn vinh Chủ tịch danh dự của Hiệp hội theo đề nghị của Ban thường vụ; - Quyết định xin gia nhập các tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật thông qua quy chế hoạt động của Ban chấp hành Hiệp hội.
Điều 21. Ban Thường vụ 1. Ban Thường vụ Hiệp hội gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của Ban chấp hành Hiêp hội, do Ban Chấp hành bầu ra, số Ủy viên Thường vụ không quá 1/3 số Ủy viên Ban Chấp hành. Ban Thường vụ họp định kỳ 02 tháng một lần và có thể họp bất thường khi có yêu cầu. 2. Ban Thường vụ có nhiệm vụ: - Thay mặt Ban Chấp hành chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hiêp hội giữa hai kỳ họp; - Báo cáo kiểm điểm công tác trong các kỳ họp của Ban Chấp hành; - Quyết định các kế hoạch công tác, chương trình hoạt động của Hiêp hội. - Thay mặt Hiệp hội mời người giữ chức vụ Chủ tịch danh dự của Hiệp hội và giới thiệu để Ban chấp hành tôn vinh. - Mời và giới thiệu với Ban chấp hành phê chuẩn các hội viên danh dự của Hiệp hội. - Phê duyệt việc chọn biểu tượng của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
- Quyết định công nhận và huỷ bỏ tư cách của hội viên chính thức, hội viên liên kết và hội viên thông tấn. - Chỉ đạo và điều hành các cơ quan chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Hiệp hội hoạt động nhằm thực hiện các mục đích, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Ban chấp hành và của các kỳ đại hội. 3. Chủ tịch HiÖp hội có nhiệm vụ: - Là người đại diện của Hiêp hội trước pháp luật; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của Hiêp hội và là người hoạt động chuyên nghiệp của Hiệp hội; - Đại diện cho Hiêp hội trong những mối quan hệ giữa Hiêp hội với các tổ chức trong nước và nước ngoài; - Là người chủ trì và triệu tập các hội nghị của Ban chấp hành và Ban thường vụ; chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, các quyết định của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ. - Chủ tịch Hiệp hội chịu trách nhiệm giới thiệu và đề nghị với Ban chấp hành phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Phó chủ tịch và uỷ viên Ban thường vụ. - Chủ tịch Hiệp hội chịu trách nhiệm giới thiệu và đề nghị với Ban chấp hành phê chuẩn việc bổ nhiệm Tổng thư ký Hiệp hội. - Chủ tịch Hiệp hội quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh, Phó tổng thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội, thủ trưởng các ban chuyên môn và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội. - Chủ tịch Hiệp hội có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Hiệp hội để hoàn thành nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệp hội. 4. Các Phó Chủ tịch là người giúp việc Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết các vấn đề cụ thể và được uỷ quyền điều hành từng công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt. Điều 22. Chủ tịch danh dự Chủ tịch danh dự là người có uy tín và có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng doanh nghiệp Hải Dương. Chủ tịch danh dự là một trong những vị lãnh đạo tỉnh Hải Dương tự nguyện đồng ý giữ chức vụ Chủ tịch danh dự và được Ban chấp hành tôn vinh. Điều 23. Tổng thư ký 1. Tổng thư ký là người hoạt động kiêm nhiệm hoặc chuyên nghiệp, giúp Chủ tịch và Ban thường vụ chuẩn bị các văn bản, nội dung cho các kỳ họp Ban thường vô, Ban chấp hành, các Ban chuyên môn và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội. 2. Tổng thư ký do Chủ tịch Hiệp hội ra quyết định bổ nhiệm sau khi được Ban chấp hành phê chuẩn. 3. Tổng thư ký chịu sự lãnh đạo và phân công từng công việc cụ thể của Chủ tịch Hiệp hội. 4. Trong trường hợp Tổng thư ký thôi giữ nhiệm vụ giữa nhiệm kỳ thì Chủ tịch Hiệp hội có thể bổ nhiệm quyền Tổng thư ký cho đến khi được Ban chấp hành Hiệp hội phê chuẩn. 5. Nếu tổng thư ký chưa phải là ủy viên Ban chấp hành và Ban thường vụ thì khi Ban chấp hành phê chuẩn chức danh Tổng thư ký đồng thời cũng phê chuẩn bổ sung Tổng thư ký vào Ban chấp hành, Ban Thêng vô cña Hiệp hội.
Điều 24. Ban Kiểm tra Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành bầu và quyết định, số lượng từ 3 đến 5 thành viên, nhiệm kỳ là 5 năm. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm tra: - Giám sát kiểm tra các đơn vị thành viên trong việc thực hiện chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội và các quyết định của Ban chấp hành Hiệp hội; - Giám sát và kiểm tra hoạt động thu chi tài chính của Hiệp hội; - Kiến nghị với Ban chấp hành Hiệp hội các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với các tập thể, đơn vị và cá nhân trong Hiệp hội; - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên; - Báo cáo trước Đại hội và Ban chấp hành Hiệp hội về kết quả công tác kiểm tra; - Đề xuất với Ban chấp hành Hiệp hội biện pháp giải quyết các vướng mắc của hội viên. ơ Điều 25. Văn phòng và các Ban chuyên môn Do Ban Thường vụ quyết định để giúp việc cho Ban Chấp hành và Ban Thường vụ theo các lĩnh vực công tác cụ thể và yêu cầu thực tế từng năm sau khi được Ban Chấp hành thông qua.
Chương V TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA HIỆP HỘI Điều 26. Hiệp hội có tài khoản, tài sản riêng, được quản lý và sử dụng theo Điều lệ của Hiệp hội. Nguồn thu của Hiệp hội bao gồm: - LÖ phÝ gia nhËp HiÖp héi (møc thu do Ban chÊp hµnh HiÖp héi quy ®Þnh). - Hội phí (mức đóng theo quy ®Þnh của Ban Chấp hành); - Hỗ trợ của Nhà nước theo quy định hiện hành; - Các hoạt động gây quỹ, tài trợ, đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; - Nguồn từ các hoạt động tư vấn, dịch vụ của Hiệp hội; - Các khoản thu từ hoạt động của Hiệp hội và các tổ chức trực thuộc Hiệp hội; - Các khoản thu hợp pháp khác. Các khoản thu, chi cho các hoạt động của Hiệp hội phải tuân thủ theo nguyên tắc quản lý tài chính và theo qui chế thu, chi tài chính của Ban chấp hành Hiệp hội. §iÒu 27. Ban thêng vụ HiÖp héi chÞu tr¸ch nhiÖm qu¶n lý tµi s¶n vµ tµi chÝnh cña HiÖp héi theo quy ®Þnh cña ph¸p luËt vµ §iÒu lÖ HiÖp héi. Tµi chÝnh cña HiÖp héi ®îc sö dông vµo c¸c ho¹t ®éng chung, nh»m phôc vô sù nghiÖp ph¸t triÓn cña c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn trong HiÖp héi; định kỳ b¸o c¸o thu, chi tµi chÝnh c«ng khai tríc Ban chÊp hµnh vào các kỳ họp.
Chương VI CHIA TÁCH, SÁP NHẬP, GIẢI THỂ Điều 28. Việc chia tách, sáp nhập, giải thể Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hải Dương do đại hội quyết định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. 1. Tự giải thể: Hiệp hội tự giải thể trong các trường hợp sau: - Hết thời hạn hoạt động; - Theo đề nghị của quá ½ tổng số hội viên chính thức; - Mục tiêu đã hoàn thành; Ban lãnh đạo Hiệp hội có trách nhiệm gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đề nghị giải thể Hiệp hội và các văn bản khác theo quy định của pháp luật. 2. Bị giải thể Hiệp hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau: - Hiệp hội không hoạt động liên tục trong 12 tháng; - Khi có nghị quyết của Đại hội về việc giải thể mà Ban lãnh đạo Hiệp hội không chấp hành; - Hoạt động của Hiệp hội vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Điều 29. Giải quyết tài chính, tài sản 1. Hiệp hội tự giải thể, bị giải thể thì tài sản của Hiệp hội được giải quyết như sau: - Tài sản, tài chính do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; tài sản, tài chính do nhà nước hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo qui định và thanh toán xong các khoản nợ thì số tài sản và số dư tài chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. - Đối với nguồn tài sản, tài chính tự có của hội khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo qui định và thanh toán các khoản nợ sau khi Hội giải thể thì số tài sản và số dư tài chính còn lại do Đại hội quyết định theo quy định của Điều lệ Hiệp hội. 2. Khi Hiệp hội được sáp nhập vào hội khác để thành hội mới thì mọi tài sản, tài chính của Hiệp hội; mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Hiệp hội được bàn giao cho hội mới.
Chương VII KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 30. Khen thưởng Hội viên có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển kinh tế của Hiệp hội, sẽ được Hiệp hội khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, các tổ chức hữu quan khen thưởng theo Luật thi đua khen thưởng. Điều 31. Kỷ luật Hội viên hoạt động trái với Điều lệ, Nghị quyết của Hiệp hội, làm tổn hại đến danh dự và uy tín của Hiệp hội tùy theo mức độ vi phạm sẽ phải bồi thường về mặt tài chính và kỷ luật với các hình thức như: phê bình, khiển trách, cảnh cáo hoặc khai trừ ra khỏi Hiệp hội. Nếu bị vi phạm nghiêm trọng sẽ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khởi tố hình sự.
Chương VIII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Chỉ có Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương mới có quyền bổ sung, sửa đổi Điều lệ. Ban Thường vụ Hiệp hội có trách nhiệm hướng dẫn Hội viên thực hiện Điều lệ.
Điều 33. Hiệu lực thi hành. Điều lệ này gồm VIII Chương, 33 Điều đã được Đại hội lần thứ Nhất (nhiệm kỳ 2009-2014) Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hải Dương thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký Quyết định phê duyệt.
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (Đã Ký) CHỦ TỊCH NGUYẾN HỮU ĐOAN Các tin cũ hơn:
Các tin đã đưa ngày:
|